Các nghi lễ Tết Trung thuTo chuc su kien rong viet
top of page

Các nghi lễ Tết Trung thu

Để hỗ trợ quý khách có một ngày lễ Trung thu trọn vẹn nhất, Rồng Việt Event hân hạnh được hợp tác, cung cấp nhân sự cùng những dịch vụ sản xuất và tổ chức theo yêu cầu như dưới đây.

Tết Trung Thu là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi, người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.

Đặc biệt, dịp Trung thu 2022 này, Rồng Việt Event xin trân trọng gửi những suất quà đáng yêu tới 100% các bé tham gia buổi tiệc.

  • Treo đèn, làm đồ chơi Trung thu

Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là các loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp lễ tết Trung thu. Tại Việt Nam, hai thành phố Hội An và Sài Gòn nổi tiếng khắp nước về thủ công nghệ làm lồng đèn trang trí và các loại đèn giấy dùng trong các ngày lễ tết.

Những món đồ chơi thường được các gia đình lựa chọn để tự làm cùng nhau là trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng… Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới...

  • Làm cỗ cúng gia tiên

Tùy theo phong tục địa phương mà có thể làm mâm cỗ cúng Trung thu trong nhà hay ngoài trời và có nhiều nơi, gia đình còn làm mâm cỗ cúng gia tiên ngày Trung thu.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng 8 thường có hương, hoa, đèn, nến, xôi, gà, gạo, muối. Ở nhiều nơi, các gia đình làm mâm cỗ cúng gia tiên ngày Trung thu với các món ăn gia đình hàng ngày, các món ăn đơn giản để dâng lên tổ tiên thể hiện lòng biết ơn và sự thành kính.

Ngoài ra, mâm cúng còn phải có bánh Trung thu nướng và bánh dẻo, có thể dâng cả bánh cốm. Với gia đình không có nhiều điều kiện có thể chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo đơn giản để thắp hương vào sáng ngày Rằm.

  • Tặng quà, rước đèn, múa lân, hát trống quân

Tết Trung thu người ta thường tặng quà cho nhau. Quà thường là các hộp bánh, lồng đèn, áo quần, tiền. Đối tượng tặng quà của người lớn thường là các bề trên như cha mẹ, cấp trên, thầy cô giáo hoặc cũng có thể hàng xóm, bạn bè hoặc con cháu trong nhà.


Lễ hội rước đèn có thể được phát động bởi chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Đây là dịp để mọi người cùng nhau xuống đường, trổ tài thi xem đèn lồng của ai đẹp nhất, làm rực sáng lung linh các con phố.

Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử) và tục hát trống quân thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 15 và 16. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát.


  • Cỗ thưởng nguyệt

Mâm cỗ này thường sẽ có những loại hoa quả, trái cây gồm: nải chuối chín, quả bưởi (mang ý nghĩa cầu mong những điềm lành), quả hồng (mang ý nghĩa của sự no đủ), quả na (mang ý nghĩa sinh sôi), quả lựu (tượng trưng cho sự may mắn). Ngoài ra, các loại quả trong mâm cỗ truyền thống thường có cả quả xanh, quả chín, mang ý nghĩa âm - dương hòa hợp, cân bằng theo quan niệm người xưa.


Một thức quà không thể thiếu là các loại bánh Trung thu, bánh nướng, dẻo với đủ các hình thù ngộ nghĩnh. Bên cạnh đó, các loại trà như trà sen, trà hoa nhài, trà mạn… cũng được dùng để thưởng bánh hay các loại bánh, kẹo, bim bim, thạch... mà bé yêu thích


------------------------------------------------------------

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ


CÔNG TY CỔ PHẦN SỰ KIỆN RỒNG VIỆT

Địa chỉ: 28 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại : 0243766.7900

Hotline : 0972200808

Email : info@sukienrongviet.com

bottom of page